Bạn đang cân nhắc trồng răng Implant nhưng lo lắng về tình trạng xương hàm? Ghép xương chính là giải pháp giúp tạo nền tảng vững chắc cho việc cấy ghép Implant thành công. Hiểu rõ về ghép xương sẽ giúp bạn yên tâm hơn và đưa ra quyết định điều trị phù hợp.
Ghép xương hàm là gì và khi nào cần thực hiện?
Ghép xương nha khoa là quá trình sử dụng vật liệu xương (tự nhiên hoặc nhân tạo) để tái tạo, thay thế xương hàm bị mất. Mục tiêu là tạo ra nền tảng xương đủ dày, đủ cao và đủ chắc để hỗ trợ Implant ổn định lâu dài.
Tại sao xương hàm bị mất?
Xương hàm có thể bị tiêu do nhiều nguyên nhân, phổ biến nhất là mất răng lâu ngày – sau 6 tháng, vùng xương mất răng có thể giảm đến 40% thể tích. Ngoài ra, viêm nha chu, nhiễm trùng chân răng và chấn thương cũng là những yếu tố khiến xương hàm bị phá hủy nghiêm trọng.
Khi nào cần ghép xương?
Ghép xương thường được chỉ định khi xương hàm không đủ điều kiện về chiều cao (< 8mm), chiều rộng (< 6mm) hoặc chất lượng xương quá kém. Những trường hợp đã mất răng trên 6 tháng nhưng chưa trồng răng cũng có nguy cơ cao cần can thiệp ghép xương để phục hình hiệu quả bằng Implant. Vậy cấy ghép implant để làm gì trong quy trình này? Thực chất, trụ Implant đóng vai trò như một chân răng nhân tạo để nâng đỡ mão sứ phía trên.

Các loại vật liệu ghép xương hàm và ưu nhược điểm
Có nhiều loại vật liệu ghép xương, mỗi loại đều có ưu và nhược điểm khác nhau:
- Xương tự thân: Là xương lấy trực tiếp từ chính cơ thể người bệnh (như cằm, góc hàm hoặc xương chậu). Ưu điểm lớn nhất là tương thích 100%, liền xương nhanh khoảng 3 – 6 tháng, tỷ lệ thành công cao. Tuy nhiên, cần phẫu thuật lấy xương, chi phí cao và lượng xương giới hạn.
- Xương người hiến tặng: Là xương từ người khác đã qua xử lý loại bỏ tế bào sống. Không cần phẫu thuật lấy xương, có sẵn số lượng lớn, tỷ lệ thành công cao.Nhược điểm là liền xương chậm hơn ( khoảng 6 – 9 tháng) và vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm ở mức thấp.
- Xương động vật (thường là bò): Được xử lý kỹ để loại bỏ protein hữu cơ, đóng vai trò như khung hỗ trợ xương mới hình thành. Ưu điểm là an toàn, chi phí thấp, dễ tiếp cận. Tuy nhiên, liền xương chậm (8 – 12 tháng) và tỷ lệ thành công chỉ đạt 75 – 85%.
- Vật liệu nhân tạo Gồm các chất như hydroxyapatite hoặc calcium phosphate, mô phỏng thành phần xương tự nhiên. Ưu điểm là chi phí thấp, không nguy cơ lây nhiễm. Tuy nhiên, liền xương rất chậm và tỷ lệ thành công thấp nhất.

Các kỹ thuật ghép xương phổ biến
Hiện tại, các cơ sở nha khoa cung cấp các kỹ thuật ghép xương như sau:
- Ghép xương khối: Được áp dụng khi xương hàm bị tiêu nhiều hoặc thiếu nghiêm trọng. Kỹ thuật này giúp tăng khối lượng xương hiệu quả nhưng đòi hỏi tay nghề cao và phẫu thuật phức tạp hơn.
- Ghép xương bột: Thường dùng trong các trường hợp thiếu xương nhẹ đến vừa. Ưu điểm là đơn giản, ít xâm lấn, nhưng khả năng tăng xương có giới hạn, phù hợp với các ca cấy ghép đơn giản.
- Nâng xoang hàm trên: Là kỹ thuật chuyên biệt để tạo thêm xương ở vùng hàm trên, khi xoang hàm nằm quá gần vị trí cần cấy Implant. Được áp dụng phổ biến cho các răng hàm trên bị mất lâu ngày.
Chăm sóc sau ghép xương
Chế độ chăm sóc sau khi ghép xương ảnh hưởng quan trọng đến thời gian lành thương và tính bền vững của xương, cụ thể:
- Giai đoạn lành thương: 4 – 8 tuần đầu là thời gian xương tái tạo, cần tránh va chạm, vệ sinh nhẹ nhàng và tuân thủ chỉ dẫn bác sĩ. Sau tháng thứ 4, xương ổn định, sẵn sàng cấy Implant.
- Dinh dưỡng hỗ trợ: Bổ sung đầy đủ protein, canxi, vitamin D và C từ thịt, cá, sữa, trái cây để thúc đẩy lành thương và hình thành xương mới.
- Vệ sinh răng miệng: Tuần đầu súc miệng nhẹ, tránh vùng mổ. Từ tuần 2, dùng bàn chải mềm và nước súc miệng không cồn. Sau 1 tháng vệ sinh bình thường.
- Tránh các thói quen có hại: Không nhai xung quanh vùng cấy ghép, tránh thức ăn nóng, vận động mạnh và tuyệt đối không hút thuốc trong 2 tuần đầu.

Ghép xương là bước quan trọng tạo nền tảng vững chắc cho Implant thành công. Tuy quá trình có thể kéo dài 3-8 tháng, nhưng kết quả mang lại sẽ giúp bạn có được hàm răng chắc khỏe, bền lâu. Việc lựa chọn đúng loại vật liệu ghép xương và tuân thủ chế độ chăm sóc sau phẫu thuật sẽ quyết định đến thành công của quá trình điều trị. Ngoài ra, yếu tố bạn cần cân nhắc là chi phí cấy ghép răng là bao nhiêu để có kế hoạch tài chính phù hợp với tình trạng răng miệng của mình.